Kết quả tìm kiếm cho "những miền quê đáng sống"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2084
Chặng đường 10 năm từ khi được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ví, Giặm đã và đang chứng minh sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ bất kể không gian và thời gian.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Ngày 19/11 đánh dấu ngày thứ 1.000 kể từ khi cuộc xung đột toàn diện giữa Nga – Ukraine bùng phát. Đây là một giai đoạn vô cùng thử thách với mọi người dân Ukraine, buộc họ phải suy nghĩ lại về các giá trị, vượt qua nỗi sợ hãi và đoàn kết để chiến đấu.
Làm quan 38 năm, trải qua 3 triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng cuối đời Tổng đốc Phan Khắc Thận gặp lận đận, thậm chí bị tiếng oan là người “hèn nhát”.
Ra đời năm 2021, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều người nghĩ quán cơm chay 5K (5.000 đồng) của thầy giáo Dương Chí Công (sinh năm 1972, ngụ xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) sẽ không trụ được lâu. Nhưng quán cơm ấy vẫn là địa chỉ quen thuộc cho nhiều lao động nông thôn, khi dịch bệnh đã lùi xa.
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Tổng Bí thư đề nghị Cà Mau đẩy nhanh tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản cho phát triển; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 16/11, Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) long trọng kỷ niệm 25 năm thành lập trường (1999 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dấu ấn này kỳ vọng tiếp tục khơi dậy khát vọng, niềm tin, tiến về phía trước với quyết tâm đổi mới.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.